Theo quy định của pháp luật, bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
Theo quy định tại Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014, người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:
“a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;”
Như vậy, theo pháp luật quy định, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng đã được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Việc công ty quy định nhân viên chính thức làm việc đủ 06 tháng mới được xem xét đóng bảo hiểm là vi phạm quy định của pháp luật về nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng theo động.
Trong trường hợp này, công ty không đóng BHXH cho người lao động, tức là đã vi phạm quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 17 Luật bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể:
“Điều 17. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp”
Do đó, để bảo vệ quyền lợi của mình, người lao động cần nắm rõ các quy định của pháp luật về điều kiện được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Bên cạnh đó, người lao động phải theo dõi xem công ty nơi mình làm việc đã đóng đúng, đủ bảo hiểm xã hội cho mình chưa để đề nghị công ty đóng BHXH đúng quy định.
Thạc sỹ - Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Tôi vào một công ty thử việc 2 tháng, sau đó không thấy hợp nên quyết định xin nghỉ. Tuy nhiên, công ty vẫn bắt đợi 30 ngày sau mới được nghỉ dù chưa ký hợp đồng chính thức. Xin luật sư tư vấn tôi nên làm thế nào?
" alt=""/>Công ty không đóng BHXH nếu làm việc dưới 6 tháng, tôi phải làm sao?Nhiều du khách phàn nàn, họ đã phải xếp hàng, chờ đợi 6 tiếng đồng hồ để nhận phòng. Tuy vậy, các phòng tại đây lại giống như “phòng xông hơi” và nhiều hạng mục vẫn chưa xây dựng xong.
Vào ngày 20/11, một du khách người Pháp đã phải bỏ đi vì thấy thất vọng về điều kiện sinh hoạt tại một làng cổ động viên phía Bắc Doha. Mặc dù trước đó anh này đã trả hơn 2.500 bảng Anh (75 triệu đồng) để đặt chỗ.
Sự lộn xộn đã xảy ra tại hai “làng cổ động viên” Zafaran và Free Zone vào ngày 22/11. Nhiều du khách chờ đợi 6 tiếng đồng hồ vẫn không nhận được phòng dù đã thanh toán và có xác nhận đặt phòng từ trước.
Nói với tờ The Sun, quan chức Qatar cho biết họ đã nắm được tình hình. Họ cam kết hoàn tiền đầy đủ và bố trí chỗ ở khác miễn phí cho những ai đã đặt trước nhưng không có phòng.
Quan chức Qatar cho biết thêm, một số khu vực trong các “làng cổ động viên” được giao cho tư nhân quản lý và điều kiện lưu trú không đáp ứng tiêu chuẩn như quảng cáo. Tuy nhiên, nhà chức trách Qatar sẽ đứng ra giải quyết các vấn đề này.
Theo phản ánh của du khách, khi họ đến các “làng cổ động viên” thì thấy nhiều hạng mục vẫn đang thi công. Thời gian chờ nhận phòng quá lâu làm nhiều người chán nản.
Nhận phòng tại “làng cổ động viên” Zafaran, du khách người Mỹ ngao ngán: “Giường ngủ rất cứng và họ chỉ dọn phòng 3 ngày một lần. Tôi phải tự lo khăn tắm và đồ vệ sinh cá nhân. Nhiều người phải chờ rất lâu để được giải đáp thắc mắc hoặc làm thủ tục nhận phòng”.
Còn tại “làng cổ động viên” Free Zone, theo một du khách Canada, mọi người phải chờ hơn 4 tiếng đồng hồ nhưng không có nhân viên giải quyết. Hầu hết các phòng đều chưa sẵn sàng hoặc khách thuê trước chưa trả phòng.
Du khách khác đã nhận phòng phản ánh tình trạng nước rò rỉ từ nhà vệ sinh, đồ ăn đắt đỏ, mất thời gian di chuyển đến các sân vận động.
“Hầu hết các phòng đều khá nóng và họ không có giải pháp nào. Phòng ở đây giống phòng xông hơi khô hơn, đặc biệt là vào ban ngày",một du khách khác chia sẻ.
Trước khi World Cup 2022 diễn ra, Qatar bị chỉ trích về công tác chuẩn bị. Có dân số 2,9 triệu người, Qatar dự kiến đón hơn 1 triệu du khách trong mùa World Cup. Hàng tỷ USD đã được quốc gia lần đầu tổ chức sự kiện quy mô như thế này chi ra cho công tác chuẩn bị.